Bậc tam cấp là một bộ phận không thể thiếu của căn nhà. Dù là công trình dân dụng hay công cộng thì chúng cũng xuất hiện và đóng vai trò khá quan trọng. Vậy cách tính bậc tam cấp như thế nào để hợp phong thủy và mang tính thẩm mỹ cao. Chia sẻ sau sẽ giúp bạn tìm được lời giải cho vấn đề này nhé.
Mục lục
- 1 Bậc tam cấp là gì?
- 2 Ý nghĩa của bậc thềm nhà theo phong thủy
- 3 Cách tính bậc thềm nhà
- 4 Kích thước bậc tam cấp chuẩn
- 5 Những lưu ý trong thiết kế và thi công bậc tam cấp
- 6 Các lưu ý khi thiết kế cầu thang
- 7 Giải pháp “cứu nguy” cho cầu thang thiết kế sai phong thủy
- 8 ALIFE DESIGN - HOTLINE: 03.6461.8888
Bậc tam cấp là gì?
Bậc tam cấp là nơi đi lại trong nhà hay công trình mà nó hiện hữu. Chính vì thế, xây bậc tam cấp phù hợp không chỉ mang lại sự thuận tiện trong di chuyển, mà còn góp phần tạo nên sự sang trọng cho không gian. Do đó, cách tính toán, thiết kế bậc tam cấp đặc biệt được chú trọng để hài hòa với tổng thể thiết kế.
Bậc tam cấp thường có vị trí nối liền sân và nhà. Nó trở thành nơi gắn kết giao thông giữa các hoạt động sinh hoạt bên trong căn nhà với bên ngoài. Cũng có khi, bậc tam cấp là phần nối giữa tầng trệt với tầng trên, và chúng được thể hiện dưới dạng cầu thang. Khi đặt ở vị trí này thì bậc tam cấp trở thành bước đệm đi lên tầng trên của tất cả các thành viên trong gia đình.
Tên bậc tam cấp xuất phát từ truyền thống ngày xưa ông cha thường xây 3 bậc thềm trước nhà để có lối đi ra vào, hay lên xuống giữa nhà và ngoài sân. Theo thời gian, bậc tam cấp không còn giữ nguyên số lượng là 3, mà chúng được “biến tấu” thành 5, 7, 9 hoặc nhiều bậc hơn theo quy luật “thiên – địa – nhân” nhưng cái tên vẫn không đổi. Vì thế, cái tên tam cấp ngày nay còn được gọi là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân.
Ý nghĩa của bậc thềm nhà theo phong thủy
Theo phong thủy, khi làm nhà nếu thiết kế bậc tam cấp hay bậc cầu thang thì chúng phải có số bậc là lẻ. Vì đây là số phù hợp với thuyết âm dương (dành cho người sống). Nếu bậc thềm rơi vào số chẵn thì đó là số âm, mang ý nghĩa không tốt và đem vận xui đến.
Bên cạnh đó, bậc tam cấp số lẻ còn phù hợp thói quen đi lại của phần lớn người Việt. Bởi hầu như bước chân đầu tiên và cuối cùng đều là chân trái.
Ngoài ra, khi thiết kế bậc tam cấp, bạn cũng chú ý làm bề mặt bậc có độ dốc vừa phải để tránh bị trơn trợt khi đi lại.
Cách tính bậc thềm nhà
Với bậc thềm tam cấp thì bạn có thể hình dung là xây đủ 3 bậc thềm rồi đem đặt vào sân bởi nếu không chú ý thì có thể bậc tam cấp thành nhị cấp do cách tính như sau:
- Trường hợp 1: Đặt tam cấp 1 (bậc 1 của tam cấp) ngang với sân. Tức là, đào một lõm ở sân và đặt tam cấp vào. Tuy nhiên, không ai làm điều này cả vì chúng chỉ khiến tốn công cùng với chi phí. Trong trường hợp này, bậc tam cấp lúc này được gọi là nhị cấp, vì bậc 1 là sân.
- Trường hợp 2: Đặt bậc tam cấp 3 (bậc 3 của tam cấp) và nền nhà ngang nhau. Lúc này, tam cũng được gọi là nhị cấp.
Vì thế, chỉ còn cách đặt bậc tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn nền nhà để đảm bảo bậc tam cấp đủ 3 bậc theo phong thủy. Điều này giúp mang đến vượng khí, tài lộc cho gia chủ.
Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử
Đây là thắc mắc của hầu hết tất cả những người bắt tay vào xây dựng nhà. Theo quan niệm phong thủy bậc thềm nhà, bạn cần xác định được ‘sinh” nằm ở bậc nào thì bài toán được giải quyết dễ dàng hơn.
Nhiều người cho rằng “tam cấp 1” (bậc đầu tiên của tam cấp) tính cho “sinh”, bậc 2 là lão, bậc 3 là bệnh, bậc 4 (tức nền nhà) là tử. Còn nếu đi ngược lại và cũng tính theo cách tính trên thì sân là “tử”.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, sân là nơi có nhiều người đi lại nên chứa sinh khí dồi dào. Vì thế, sân phải là “sinh”, đồng thời, áp dụng theo cách tính trên thì nền nhà cũng thuộc cung sinh.
Còn đối với bậc cầu thang, cách tính cũng tương tự. Theo đó, bậc đầu tiên của cầu thang nối từ tầng 1 lên tầng 2 sẽ tính là “sinh”, kế đến là “lão”, rồi “bệnh” và “tử”. Cứ thế, bạn tiếp tục đếm theo vòng tuần hoàn này cho đến bậc cuối cùng. Nếu bậc cuối rơi vào cung “sinh” là tốt nhất. Đối với nhà có nhiều tầng thì bạn cũng thực hiện tính tương tự cho bậc cầu thang ở các tầng khác.
Kích thước bậc tam cấp chuẩn
Số lượng bậc tam cấp thông thường là số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Số lượng này tùy thuộc vào khoảng cách mặt sân hoặc mặt đất đến sảnh chính của nhà.
Chiều cao bậc tam cấp
Còn chiều cao bậc tam cấp khoảng 15 – 18cm. Riêng đối với bệnh viện thì chiều cao bậc tam cấp thấp hơn để đảm bảo an toàn cho người đi lại, đồng thời, phù hợp với đặc trưng của ngành nghề. Theo đó, các bậc tam cấp sẽ có chiều cao tầm 10 – 12cm. Chiều cao của mỗi bậc không làm ảnh hưởng đến quan điểm sinh – lão – bệnh – tử. Chủ yếu là bạn nên xét đến yếu tố an toàn cho người đi lại.
Chiều rộng bậc tam cấp
Với chiều rộng, thì kích thước thông thường là 20 – 30cm. Riêng chiều dài bậc tam cấp sẽ phụ thuộc kích thước của sảnh. Đối với những công trình có mặt tiền sảnh rộng thì chiều dài bậc tam cấp được thiết kế nhằm ôm trọn không gian sảnh. Bạn có thể xây tam cấp một mặt tiền hoặc bao quanh sảnh.
Những lưu ý trong thiết kế và thi công bậc tam cấp
Vật liệu hoàn thiện bậc tam cấp không bị giới hạn. Bạn có thể dùng gạch lát bậc tam cấp bằng đá tự nhiên hoặc gạch men, tùy theo sở thích và nhu cầu, cũng như thiết kế tổng thể của công trình.
Hiện nay, khá nhiều dự án ưa chuộng làm bậc tam cấp bằng đá tự nhiên liền khối. Do vật liệu này đẹp, độ bền cao và chi phí không quá đắt. Ngoài ra, đá cũng có nhiều loại với đa dạng đường vân, màu sắc bắt mắt, càng đem đến sự lựa chọn phong phú cho người dùng. Tuy nhiên, dù chọn loại đá nào thì bạn cũng cần chú ý các điểm sau:
- Lựa chọn đá có độ cứng cao
Bậc tam cấp là nơi con người di chuyển nhiều. Bên cạnh đó, nó còn ở ngoài trời và chịu sự tác động lớn từ môi trường nên nhanh xuống cấp. Vì thế, khi chọn đá ốp cho bậc tam cấp, bạn nên đầu tư và ưu tiên chọn loại đá hoa cương cao cấp. Tuy giá thành đắt hơn đá hoa cương thông thường nhưng bù lại tuổi thọ cao. Nhờ thế, bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí sửa chữa khi bậc tam cấp bị hư hỏng hay xuống cấp.
- Ưu tiên chọn đá có độ bền cao
Tam cấp có lưu lượng đi lại rất lớn. Bên cạnh đó, vị trí này còn thường xuyên chịu lực va chạm mạnh nên đá có độ bền cao, chịu được áp lực nên là lựa chọn hàng đầu.
- Màu sắc bậc tam cấp
Màu sắc đá ốp ở mặt bậc chính là màu sắc của bậc tam cấp. Dù chúng chỉ là không gian ngoại thất ngoài trời nhưng do ở vị trí mặt tiền của căn nhà, nên màu sắc cho bậc tam cấp cũng rất quan trọng. Vì bậc tam cấp đẹp sẽ góp phần làm cho không gian tổng thể được nổi bật, ấn tượng.
Hiện nay, đá có nhiều chủng loại, kéo theo đó là sự đa dạng về đường vân, màu sắc. Do đó, bạn chỉ cần canh theo màu sắc chủ đạo của kiến trúc ngôi nhà và chọn loại đá phù hợp, hài hòa với không gian chung.
- Thi công đá lát bậc tam cấp
Tham khảo bài viết : Những mẫu bậc tam cấp đẹp không thể bỏ lỡ
Để bề mặt bậc tam cấp sáng và có độ bóng thì quá trình vận chuyển phải cực kỳ cẩn thận, nhằm giúp cho vật liệu không bị sứt, mẻ. Tiếp đến, sau khi thi công xong thì cần tiến hành lau chùi vệ sinh sạch sẽ để các bã xi măng, ron… không còn bám trên bề mặt. Điều này giúp giảm tình trạng trầy xướt, sần sùi mặt đá. Đồng thời, chúng cũng góp phần tăng tuổi thọ của vật liệu làm bậc tam cấp.
Các lưu ý khi thiết kế cầu thang
Bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử thì thiết kế cầu thang cũng cần tránh các điều sau:
- Cầu thang không được đối diện với cửa chính hay cổng. Vì vị trí này rất dễ làm cho người ngoài dòm ngó, từ đó, có thể xảy ra tình trạng mất cắp.
- Tuyệt đối không bố trí cầu thang đối diện phòng ngủ hoặc phòng tắm. Vì đây là những không gian cần có sự riêng tư nhất định. Trong khi đó, cầu thang lại là nơi có nhiều người đi lại nên dễ dẫn đến cảm giác bất an cho người ở trong phòng.
- Không nên đặt cầu thang ở vị trí trung tâm ngôi nhà vì thiết kế này sẽ gây tốn diện tích, khiến nhà thêm chật chội, ngột ngạt.
- Tránh sử dụng màu đỏ hoặc gam màu nóng đại diện cho hành Hỏa để trang trí cầu thang. Do chúng sẽ gây tức mắt và dễ dẫn đến nguy hiểm cho người đi lên, xuống. Hơn nữa, màu nóng còn khiến không khí trong nhà trở nên khó chịu, không thoải mái và dễ sinh ra cáu bẳn. Điều này cực kỳ không tốt trong phong thủy.
- Không nên thiết kế cầu thang mặt đối mặt với góc nhà. Ngoài ra, nếu nhà có 2 cầu thang thì nên bố trí chúng nằm chếch nhau, tuyệt đối không để cả 2 cùng một hướng.
- Bậc cầu thang có độ cao và chiều rộng vừa phải, có thể tham khảo theo kích thước của cách tính bậc tam cấp. Hạn chế làm cầu thang quá hẹp hay quá dốc và uốn lượn nhiều. Vì chúng sẽ gây khó khăn khi di chuyển, đặc biệt là với người cao tuổi và trẻ nhỏ sẽ dễ bị vấp ngã. Thêm vào đó, cầu thang phải luôn có đủ ánh sáng để đảm bảo an toàn cho người đi lại.
Giải pháp “cứu nguy” cho cầu thang thiết kế sai phong thủy
Với các ngôi nhà mà chủ nhà không chủ trọng phong thủy nên vô tình phạm điều đại kỵ trong thiết kế cầu thang. Điều này dẫn đến vận xui, kém may mắn thường xuyên xuất hiện và đôi khi chúng làm xáo trộn sự bình an trong gia đình.
Để khắc phục, bạn có thể dùng các vật trang trí nhằm tạo sự cân bằng về năng lượng. Điển hình như, sử dụng chuông gió hay đèn lòng treo trước cửa chính để hóa giải sát khi do thiết kế cầu thang sai nguyên tắc phong thủy.
Cách tính bậc tam cấp chỉ là một chi tiết nhỏ trong tổng thể ngôi nhà nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng không kém. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người đi lại, bậc tam cấp còn góp phần tạo điểm nhấn cho ngôi nhà và mang vượng khí vào nhà. Vì thế, khi tiến hành xây dựng, bạn đừng nên bỏ sót bất kỳ hạng mục nào, dù là nhỏ nhặt nhất. Hãy cố gắng tìm hiểu và tuân thủ đúng nguyên tắc phong thủy. Bởi thực tế cho thấy “có kiêng có lành”, chắc chắn chúng sẽ mang đến điều tốt đẹp cho gia đình bạn.