Bóng đè là gì? Hiện tượng bóng đè và Nguyên nhân, Cách khắc phục

2342 lượt xem

Hiện tượng bóng đè khi ngủ vốn không quá xa lạ với nhiều người. Bởi nó gây ra một chút xáo trộn trong giấc ngủ và có khi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Thậm chí, đôi lúc nó còn có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút do thiếu ngủ. Vậy bóng đè là gì? Chia sẻ sau sẽ giúp bạn có được lời giải chính xác về bóng đè cũng như cách hạn chế nó xảy ra.

Bóng đè là gì?

Theo quan niệm của khoa học, bóng đè là một hiện tượng chỉ chứng rối loạn giấc ngủ và không gây ra các tổn thương về thực thể. Bóng đè chỉ xuất hiện khi con người ở trong tình trạng ngủ.

Đối với những người vừa mới khỏi bệnh, thể trạng yếu hoặc yếu bóng vía thì rất dễ bị bóng đè. Đặc biệt, những người mệt mỏi hay mới thay đổi chỗ ở thì khả năng gặp tình trạng này cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, cũng có một số người khi bị bóng đè vào giấc ngủ ban ngày, ban đêm lại cho rằng đây là vấn đề tâm linh.

Bóng đè tuy không gây ra bất kỳ bất tiện nào cho cuộc sống nhưng nó có thể làm cho cơ thể thêm mệt mỏi, suy nhược. Nếu kéo dài lâu ngày và bị tình trạng này thường xuyên, thì rất khó trị và sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. 

bong de la gi

Nguyên nhân bị bóng đè 

Giải thích hiện tượng bóng đè theo quan niệm tâm linh

Theo tâm linh, ma là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bóng đè. Theo đó, một hồn ma hay ác quỷ ngồi đè lên cơ thể người khi ngủ. Điều này khiến họ cảm thấy nghẹt thở, khó chịu.

Cũng có không ít người theo thuyết tâm linh thì cho rằng bóng đè là do con mộc. Hay có thể giải thích đơn giản, đó là con chim bị thương chảy máu rồi đậu trên cây. Và khi sử dụng gỗ của chính cây đó làm giường thì hồn ma con chim ám vào giường, gây nên hiện tượng bóng đè. Tuy nhiên, cách giải thích nguyên nhân do con mộc này không hợp lý vì có người nằm giường sắt, nệm, sàn gạch vẫn bị bóng đè. 

Những cách giải thích hiện tượng bóng đè theo quan niệm tâm linh trên lại không được khoa học thừa nhận. Bởi theo họ, đây là những điều mê tín, dị đoan. Đồng thời, họ cũng đưa ra cách giải thích riêng về vấn đề này. Mời bạn cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.

Theo quan điểm khoa học

Khi ngủ, cơ thể thư giãn, cơ bắp không di chuyển. Điều này giúp người ngủ không bị tổn thương khi họ có những hành động bất thường trong lúc mơ. Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, bóng đè chỉ xảy ra khi cơ thể tiết hormone ngăn cản giấc mơ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ý thức của con người đã tỉnh táo nhưng cơ thể lại có cảm giác bị tê liệt. 

Ngoài ra, để củng cố cho giải thích trên, các nghiên cứu giấc ngủ còn cho thấy, chúng có chu kỳ gồm 2 pha là pha ngủ nhanh (pha cử động mắt nhanh), pha ngủ chậm. Bóng đè xảy ra khi giấc ngủ bị gián đoạn hoặc phân mảnh mắt chuyển động nhanh (gọi là giấc ngủ REM). Đồng thời lúc này, cơ thể rơi vào tình trạng xen kẽ giữa REM với pha ngủ chậm (NREM).

Chu kỳ REM – NREM kéo dài tầm 90 phút với phần lớn thời gian là của NREM. Trong đó, với NREM thì cơ thể thư giãn. Còn REM thì cơ thể vẫn được thư giãn nhưng mắt di chuyển nhanh. Lúc này, giấc mơ sẽ xảy ra. Và bóng đè xuất hiện khi pha ngủ nhanh vẫn còn, đồng thời, não bộ thức. 

Dựa vào lý giải này, khoa học cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bóng đè là do stress, tâm lý căng thẳng hay làm việc quá sức làm cho chu trình giấc ngủ đảo lộn. Thậm chí, tư thế ngủ cũng là nguyên nhân của bóng đè. Nằm sai tư thế sẽ gây sức ép lên tim và khiến người ngủ cảm thấy khó chịu khi ngủ.

Ngoài ra, con người dễ bị bóng đè khi nằm ngủ dưới xà ngang hoặc làm nhà hướng xấu. Để làm rõ vấn đề này, TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học và Ứng dụng (UIA) giải thích:

  • Bị bóng đè khi nằm ngủ dưới xà ngang: Theo triết học phương Đông, con người có 2 thành tố là Thực thể và Tâm thể. Trong Tâm thể lại có 3 hình thái hồn, vía, phách. Hồn được gắn liền với thân xác khi con người còn sống. Tuy nhiên, vía và phách vẫn có thể bị phát tán mặc dù con người vẫn đang sống. Điều này giải thích cho các câu dân gian “hồn xiêu phách lạc”, “sợ mất vía”. 

Khi đặt giường ngủ hoặc nằm ngủ dưới xà ngang thì nó không tác động đến thể xác, nhưng lại làm ảnh hưởng đến vía, phách. Chúng khiến cơ thể cảm giác như đang bị vật gì đè lên khi ngủ. Từ đó, sinh ra hiện tượng bóng đè.

  • Bị bóng đè khi làm nhà hướng xấu: Hướng nhà xấu sẽ khiến không khí lưu thông không đều, gây bí, dẫn đến tình trạng con người cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng rã rời tay chân. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho giấc ngủ không sâu. Từ đó, tình trạng bóng đè xuất hiện là tất yếu.

Chính vì những lý do sức khỏe này mà hầu hết mọi người khi xây nhà đều chú ý chọn vị trí đẹp, hợp phong thủy, nhằm thu hút vượng khí vào nhà.

bong de la gi

Triệu chứng của bóng đè là gì

Để biết mình có rơi vào tình trạng bị bóng đè hay không, bạn hãy tham khảo các dấu hiệu và triệu chứng của hiện tượng này như sau.

  • Bóng đè có thể xuất hiện nhiều hơn 1 lần trong cùng một đêm.
  • Bóng đề thường xuất hiện vào thời điểm sắp thức giấc hoặc vừa mới ngủ.
  • Não tỉnh táo, hoạt động bình thường nhưng cơ thể không thể cử động hoặc di chuyển. Tình trạng này có thể kéo dài vài giây hay vài phút.
  • Không thể nói chuyện được trong lúc bị bóng đè mặc dù ý thức được mọi sự việc xung quanh.
  • Khi bị bóng đè, có khoảng 5% người xuất hiện chứng ảo giác như thấy những hình ảnh đáng sợ, bị khó thở. Rất hiếm xảy ra, nhưng cũng có trường hợp, người bị bóng đè cảm giác bị xô xuống giường.
  • Có cảm giác mệt mỏi, đang gần đến cái chết.
  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi.
  • Bị đau đầu, đau cơ.
  • Sinh ra cảm giác buồn chán, lo lắng sau khi trải qua bóng đè.

bong de la gi

Thời gian bị hiện tượng bóng đè khi ngủ

Thời gian bị bóng đè không giống nhau ở mỗi người. Có người chỉ bị trong vài giây, nhưng cũng có người bị vài phút hay đến 30 phút, thậm chí có khi lên đến cả tiếng. 

Thời gian dài hay ngắn còn tùy thuộc vào sức khỏe cũng như suy nghĩ của người bị bóng đè. Nếu bạn càng mệt mỏi, thần kinh càng yếu thì thời gian bị sẽ càng lâu. 

Đối tượng dễ gặp tình trạng bóng đè

Các nhóm người sau dễ bị bóng đè:

  • Người mắc chứng ngủ rũ, tức ngủ không đều hoặc bị rối loạn giấc ngủ.
  • Người thường ngủ không sâu.
  • Người bị thiếu ngủ.
  • Nằm sấp khi ngủ.
  • Gia đình có tiền sử bị bóng đè.
  • Bóng đè lúc ngủ đôi khi là triệu chứng của các bệnh lý như trầm cảm, đau nửa đầu, tắc nghẽn đường hô hấp, tăng huyết áp, rối loạn lo âu.
  • Nhóm người thuộc độ tuổi thanh thiếu niên.

Bị bóng đè thì làm thế nào

Làm sao để hết bị bóng đè luôn là sự quan tâm của những ai đã từng gặp hiện tượng này. Để phòng tránh và giảm tình trạng bóng đè, bạn cần có lối sống lành mạnh. Cụ thể:

  • Ăn uống điều độ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Song song đó, tham gia các hoạt động thể thao nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, lưu ý là không tập thể dục trước khi ngủ.
  • Hạn chế hoặc tốt nhất không uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích. Bởi chúng chính là nguyên dân làm cho não bộ căng thẳng. Điều này mang đến cơ hội xuất hiện của hiện tượng bóng đè. 
  • Trước khi ngủ 3 – 5 tiếng, tuyệt đối không uống trà, café hoặc dùng các chất kích thích. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá no trước khi ngủ.
  • Không gian ngủ phải yên tĩnh, thoải mái. Nếu dùng máy điều hòa thì chỉ nên để nhiệt độ dao động từ 26 – 28oC.
  • Nên ngủ với tư thế thoải mái nhằm giúp cơ bắp được thư giãn. Đặc biệt, tư thế ngủ phải làm sao để đảm bảo đầu cùng tứ chi không bị lệch hay vẹo một bên. Do các tư thế này sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi. 
  • Sử dụng quần áo rộng rãi khi ngủ. 
  • Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, buổi trưa nên có giấc ngủ ngắn khoảng 15 – 30 phút để tinh thần, cơ thể được nghỉ ngơi, giảm áp lực.
  • Tăng cường trau dồi kiến thức nhằm giảm bớt áp lực trong công việc, cuộc sống. Điều này giúp cho tinh thần luôn thoải mái và tránh được hiện tượng bóng đè. 

Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền một số mẹo giúp phòng tránh hiện tượng bóng đè. Cụ thể, ông bà ta tin rằng, bóng đè xuất phát từ nguyên nhân thể trạng yếu, tâm lý mệt mỏi. Và vào thời điểm đó, bóng ma hay oan hồn dễ tiếp cận, rồi đến gần để quấy nhiễu. Vì thế, để khắc phục, người ta thường sử dụng một con dao và giấu dưới chiếu hoặc nệm, ngay vị trí đầu nằm. Đây là mẹo được nhiều người áp dụng và đánh giá khá hiệu quả.

Tuy nhiên, khoa học lại cho rằng đó chỉ là giải pháp tâm lý, giúp trấn an sự lo lắng của con người. Còn hiện tượng bóng đè không xuất hiện ở tình huống này được giải thích là do tinh thần con người thoải mái, thư thái.

bong de la gi

Những lời khuyên khi bị bóng đè là gì?

Nếu bị bóng đè, bạn nên áp dụng các cách dưới đây để làm giảm tác động của hiện tượng này và cơ thể mau chóng tỉnh dậy.

  • Không phản kháng: Có thể hơi mâu thuẫn nhưng thực tế cho thấy, khi bị bóng đè mà bạn càng ra sức phản kháng, thì càng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất là nằm im, chờ cơn bóng đè đi qua.
  • Tự nhắc nhở bản thân: Khi bị bóng đè, hãy thả lỏng người và luôn tự nhủ “không có sao, mọi thứ vẫn ổn”. Làm như thế, khả năng tỉnh sẽ cao hơn là ra sức phản kháng.
  • Co duỗi ngón chân: Bạn hãy thử co duỗi tứ chi, bởi phần đa bóng đè làm liệt vùng bụng, ngực, cổ họng. Vì thế, nếu tập trung co duỗi tay, chân thì nó sẽ giúp đánh thức bạn.
  • Nắm chặt bàn tay: Tương tự như trên, bạn hãy nắm chặt bàn tay sẽ giúp cơ thể có thể tỉnh táo dần.
  • Tập trung hít thở: Thở sẽ tác động đến các bộ phận bên trong của cơ thể. Nếu bạn kiểm soát được hơi thở thì sẽ nhanh chóng xua tan cảm giác sợ hãi.
  • Nhờ sự trợ giúp của người ngủ cùng: Khi bị bóng đè, bạn không thể nói chuyện để nhờ sự giúp đỡ của người bên cạnh. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa trước bằng cách dặn họ đánh thức khi nhận thấy bạn đang ú ớ nhưng cơ thể không cựa quậy được, nhịp thở không đều.
  • Sử dụng tiếng ho: Hãy tận dụng hơi thở để tạo thành tiếng ho và tự đánh thức bản thân.
  • Co giật mặt: Đây là một kinh nghiệm truyền miệng và đã được kiểm chứng về hiệu quả. Đó là, ngay khi ý thức bản thân bị bóng đè, bạn hãy cố gắng co giật mặt khoảng 2, 3 lần sẽ có thể tỉnh lại.

Sau khi đã tỉnh lại, bạn hãy lập tức rời khỏi giường, bật sáng đèn, sau đó rửa mặt bằng nước lạnh để tỉnh táo hơn. Tuyệt đối không nên nằm im và ngủ tiếp vì khả năng gặp lại hiện tượng bóng đè khi ngủ là rất cao.

ALIFE DESIGN - HOTLINE: 03.6461.8888

Trả lời

03.6461.8888