Phong thủy cổng nhà : #101 cách bố trí, chiều cao trụ, nên mở ra hay mở vào

2266 lượt xem

Cổng được ví như khuôn miệng của ngôi nhà. Vì thế, khu vực này cũng được khuyến khích tuân theo nguyên tắc phong thủy để thu hút vượng khí, gia tăng may mắn vào nhà. Nếu bạn cũng đang tìm giải pháp trong cách bố trí cổng nhà, thì chia sẻ sau đây chính là các thông tin hữu ích dành cho bạn.

cach bo tri cong nha

Cổng nhà nên mở ra hay mở vào nhà

Vấn đề cổng nhà nên mở ra hay mở vào là thắc mắc của không ít người khi tiến hành xây dựng căn nhà của mình. Theo các chuyên gia phong thủy, chiều mở của cổng cực kỳ quan trọng. Do cổng là nơi mà luồng khí trong nhà và bên ngoài sẽ giao thoa cùng nhau. Vì thế, để thu hút khí tốt vào nhà thì nên làm cổng có hướng mở ra ngoài nhà. Điều này sẽ mang đến nhiều điềm tốt lành cho gia đình. Ngược lại, nếu làm cổng mở theo hướng vào trong nhà sẽ khiến tiền tài thất thoát ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu bắt buộc mở cổng theo hướng vào nhà thì bạn có thể hóa giải bằng việc treo thêm tấm gương trên tường. Nhờ sự phản chiếu của gương mà không gian trở nên rộng hơn và ngăn cản được sự thất thoát vượng khí.

Cách xác định hướng cổng chính

Cổng nhà không chỉ chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn phải được quan tâm về mặt phong thủy. Để đảm bảo cổng chính đáp ứng 2 điều kiện này, bạn nên chú ý xây cổng hợp hướng Ngũ hành của chủ nhà.

  • Nếu chủ nhà thuộc Tây Tứ Mệnh thì cổng mở theo hướng chính Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. 
  • Nếu chủ nhà thuộc Đông Tứ Mệnh thì cổng mở theo hướng chính Bắc, chính Đông, Đông Nam và chính Nam.

Bên cạnh đó, dựa vào bản mệnh của chủ nhà mà bạn nên tránh làm cổng theo các hướng sau: 

  • Gia chủ mệnh Kim: Tuyệt đối tránh xây cổng theo hướng chính Nam. Do đây là hướng thuộc hành Hỏa. Đồng thời, theo thuyết Ngũ hành thì Hỏa khắc Kim nên nó sẽ mang lại nhiều bất lợi cho chủ nhà.  
  • Gia chủ mệnh Mộc: Hướng cổng vào nhà tránh hướng chính Tây và Tây Bắc. Theo phong thủy, đây là 2 hướng thuộc Kim và Kim khắc Mộc nên hoàn toàn không tốt cho chủ nhà. 
  • Gia chủ mệnh Thủy: Hai hướng cổng chính cần tránh là Đông Bắc và Tây Nam bởi đây là hướng thuộc về mệnh Thổ. Theo phong thủy, Thổ khắc Thủy nên cổng chính nằm ở hướng này sẽ khiến vận xui xảy ra liên tiếp cho chủ nhà.
  • Gia chủ mệnh Hỏa: Khi xây cổng chính cần tránh hướng chính Bắc vì đây là hướng thuộc hành Thủy. Trong khi đó, Thủy khắc Hỏa nên cực kỳ không tốt cho chủ nhà. 
  • Gia chủ mệnh Thổ: Với người mệnh này thì nên tránh làm cổng chính theo hướng Đông Nam và chính Đông. Do đây là hướng thuộc hành Mộc. Và theo phong thủy, Mộc khắc Thổ nên sẽ gây nhiều bất lợi cho chủ nhà. 

cach bo tri cong nha

Các lưu ý khi làm cổng nhà theo phong thủy về cách bố trí cổng nhà

Tìm hiểu và tuân giữ đúng các nguyên tắc phong thủy về mở cổng nhà theo tuổi sẽ giúp bạn bố trí cổng đúng nơi vượng khí, thu hút nhiều điều tốt lành vào nhà. 

Để chọn nơi đặt cổng phù hợp, bạn phải căn cứ vào địa hình xung quanh khu vực dự tính mở cổng. Theo quan niệm bát quái, cổng cần đặt ở nơi có thể đón dòng nước đến, do nước là biểu tượng của tài vận.

Vì thế, nếu bên trái nhà thấp (Thanh long), còn bên phải cao (Bạch Hổ) thì cổng chính nên mở về phía trái, tức hướng về phía Thanh Long.

Ngược lại, nếu trái cao hơn bên phải thì cổng mở hướng về bên phải (Bạch hổ).

Còn địa hình khu vực mở cổng bằng phẳng thì đặt cổng ở giữa nhà hoặc giữa sân là đẹp nhất. Điều này cũng đúng với quan niệm của phong thủy.

Chiều cao trụ cổng nhà hợp phong thủy

Khi làm cổng, bạn cần thiết kế chiều cao và chiều rộng sao cho đón được luồng sinh khí từ cổng luân chuyển đến sân, rồi vào nhà thông qua cửa chính, sau đó len lỏi đến các ngóc ngách của ngôi nhà. Đồng thời, trụ cổng cũng phải có kích thước theo phong thủy. Chiều cao của trụ không được quá cao để đảm bảo hài hòa trong thiết kế. 

Để có thể chọn kích thước cổng tốt, bạn phải dựa vào thước Lỗ Ban. Khi chọn, cần lưu ý, kích thước chiều rộng là số chẵn (tức số âm), chiều dài là số lẻ (số dương). Nếu chọn ngược lại thì sẽ rơi vào tình huống “Cô Âm Bất Sinh, Độc Dương Bất Trưởng”, nó không mang lại điều lành cho gia chủ.

Với trường hợp, hướng trổ của cửa thuộc sao xấu chiếu vào và bạn không thể đổi sang hướng khác được, thì tốt nhất nên làm cổng có kích thước nhỏ. Điều này giúp khí xấu bị ngăn cản và lượng khí vào nhà ít hơn. Ngược lại, nếu có sao tốt chiếu tới thì cổng cần có kích thước cao rộng để thu hút nhiều khí tốt vào mọi ngóc ngách của căn nhà. Để xác định sao tốt, xấu, bạn dựa vào trạch vận phi tinh bàn của ngôi nhà.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi nhớ không phải cứ cổng càng cao rộng thì càng tốt. Kích thước chiều cao và rộng của cổng cần phải hài hòa để tránh bị lai nhiễm khí xấu lẫn khí tốt. 

Kích thước cổng theo thước Lỗ Ban:

  • Cổng một cánh

– Chiều rộng: 81cm (có thể dao động trong khoảng 80.5 – 81.8cm).

– Chiều cao: 212cm (có thể dao động trong khoảng 210.8 – 214.2cm).

– Nếu khuôn cổng dày 4,5cm thì kích thước cổng là 90cm (chiều rộng) và 216.5cm (chiều cao).

– Nếu khuôn dày 6cm thì kích thước cổng là 93cm (chiều rộng) và 218cm (chiều cao).

– Trong trường hợp làm cổng nhỏ hơn 81cm thì bạn sử dụng kích thước thông thủy có chiều rộng 69cm. Kích thước này đẹp với thước lỗ ban 42.9cm và 38,8cm (đây là 2 loại thước lỗ ban phổ biến) nhưng không đẹp với thước lỗ ban 52.2cm. 

– Trong trường hợp cổng rộng hơn 81cm thì bạn chọn kích thước thông thủy là 106cm (có thể xê dịch trong khoảng 105.5 – 109cm). 

– Nếu chiều cao của cổng thấp hơn 212cm thì bạn sử dụng kích thước thông thủy 198cm (xê dịch trong khoảng 191.5 – 198cm). Tương tự như trên, kích thước này chỉ đẹp với thước lỗ ban 42.9cm và 38,8cm.

– Nếu chiều cao của cổng cao hơn 212cm thì sử dụng kích thước thông thủy 215 – 218cm hoặc 231 – 237.5cm. Kích thước này đẹp với thước lỗ ban 42.9cm và 38,8cm.

  • Cổng 2 cánh lệch nhau (1 cánh to, 1 cánh nhỏ)

– Chiều rộng cổng: 109cm hoặc 126cm (có thể xê dịch trong khoảng 105.5 – 109cm và 125 – 128.5cm), bề rộng tương ứng của 2 cánh là 69cm và 40cm hoặc 81cm và 45cm.

– Chiều cao của cổng: 212cm.

– Nếu khuôn cổng dày 4.5cm thì kích thước cổng (bao gồm cả khuôn) là 118cm hoặc 135cm (chiều rộng) và 216.5cm (chiều cao).

– Nếu khuôn cổng dày 6cm thì kích thước cổng (bao gồm cả khuôn) là 1218cm hoặc 138cm (chiều rộng) và 218cm (chiều cao).

  • Cổng 2 cánh cân bằng

– Chiều rộng cổng: 109 – 126 – 153 – 176cm

– Chiều cao: 212cm.

– Nếu khuôn dày 4.5cm thì chiều rộng tương ứng là 118 – 135 – 162 – 187cm và chiều cao là 216.5cm.

– Nếu khuôn dày 6cm thì chiều rộng tương ứng là 121 – 138 – 165 – 188cm và chiều cao là 218cm.

  • Cổng có 2 cánh chính và 2 cánh phụ

– Chiều rộng cổng: 176 – 211cm.

– Chiều cao: 212cm.

– Nếu khuôn dày 4.5cm thì chiều rộng tương ứng là 185 – 220cm và chiều cao là 216.5cm.

– Nếu khuôn dày 6cm thì chiều rộng tương ứng là 188 – 223cm và chiều cao là 218cm.

  • Cổng có 4 cánh bằng nhau

– Chiều rộng cổng: 236 – 255 – 262 – 282 – 341 – 360cm.

– Chiều cao: 212cm.

– Nếu khuôn dày 4.5cm thì chiều rộng tương ứng là 245 – 264 – 271 – 291 – 350 – 369cm và chiều cao là 216.5cm.

– Nếu khuôn dày 6cm thì chiều rộng tương ứng là 248 – 267 – 274 – 294 – 353 – 372cm và chiều cao là 218cm.

cach bo tri cong nha

Các lưu ý khi thiết kế chiều cao trụ cổng nhà

Khi thiết kế chiều cao trụ cổng, bạn lưu ý các điểm sau: 

  • Bố trí cổng cân đối với nhà chính

Kích thước của cổng cần phải phù hợp với kích thước của căn nhà. Nếu mất sự cân đối thì sẽ khiến cho tổng thể thiết kế giảm tính thẩm mỹ. Đồng thời, về mặt phong thủy thì đây là điều nên tránh bởi nó sẽ khiến gia đình giảm sự may mắn. Vì thế, bạn cần không nên làm cổng quá lớn trong khi nhà nhỏ hoặc ngược lại.

  • Không nên làm cổng theo kiểu kín cổng cao tường

Cổng quá kín và cao sẽ khiến ngôi nhà trở nên bí, không khí khó lưu thông. Do đó, các chuyên gia phong thủy vẫn thường khuyến cáo nên làm cổng có khoảng hở để luồng khí và gió tự nhiên cùng ánh sáng có thể lọt vào. Đồng thời, chú ý tỉa bớt cây cối rậm rạp xung quanh cổng, nhằm đảm bảo vượng khí không bị tắt nghẽn. Điều này giúp căn nhà luôn sáng sủa, đón nhiều khí tốt vào bên trong.

  • Thiết kế đường dẫn khí vào nhà theo đường vòng hoặc uốn lượn

Đây là nguyên tắc vàng trong phong thủy, không chỉ được ứng dụng trong xây dựng công trình dân dụng, mà nó còn được áp dụng để phân luồng việc đi lại trong nhà. Theo phong thủy, đến thẳng, đi thẳng sẽ gây hại cho người và tài sản, bởi luồng khí quá mạnh, không thích hợp cho nhịp sinh học của con người.

Vì thế, thiết kế đường đi của khí theo hình vòng cung hoặc đường uốn lượn nhẹ nhàng từ cổng vào nhà giúp tránh được xung sát. Từ đó, góp phần nâng cao sức khỏe của các thành viên sống trong gia đình.

Cách bố trí cổng nhà: Các lưu ý về lối đi vào 

Các lưu ý sau trong quá trình thiết kế, thi công cổng nhà đều có thể áp dụng cho mọi dự án nhà ở, từ nhà phố cao tầng, biệt thự hay nhà cấp 4 ở vùng nông thôn. Cụ thể:

  • Lối đi vào nhà phải thông thoáng để phương tiện di chuyển có thể dễ dàng đi lại. Tuyệt đối không trồng cây to trước cổng vì nó làm cản trở lối đi và hạn chế tầm quan sát. Đồng thời, cây to còn ngăn cản luồng khí tốt vào nhà, từ đó, khiến cho điều may mắn không đến với gia đình. Trong trường hợp, bạn muốn trồng cây trước cổng thì cần đảm bảo giữa chúng có khoảng cách đủ rộng để không khí dễ dàng len lỏi đi vào nhà. Thêm nữa, khoảng cách này còn giúp mang đến sự an toàn cho con người khi di chuyển.
  • Nếu lối đi chật hẹp thì làm ảnh hưởng đến vượng khí vào nhà, khiến chúng mất cân bằng. Bên cạnh đó, còn có thể gây ra sự khó khăn, trở ngại cho người qua lại. Vì thế, để khắc phục, bạn hạn chế trồng cây lớn hoặc để đồ đạc lộn xộn, bừa bộn ở 2 bên lối đi. Chú ý giữ cho không gian này thông thoáng sẽ góp phần mang lại điều tốt đẹp, và môi trường sống lý tưởng cho bạn cũng như các thành viên trong gia đình.
  • Khi nhà nằm ở vùng địa hình cao hơn so với cổng thì phải thiết kế bậc tam cấp và độ dốc không quá lớn để đảm bảo an toàn cho người đi lại, đồng thời, tuân giữ đúng nguyên tắc phong thủy. Bởi bậc tam cấp hẹp và dốc sẽ khiến chủ nhà khó tích trữ được tiền, tiền vào rồi lại đi ra. Trong trường hợp, diện tích đất khiêm tốn buộc bạn phải xây tam cấp hẹp, cao thì có thể khắc phục bằng cách dùng đèn pha chiếu lên mái nhà, nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho lối đi này. 

Chọn hình dáng, màu sắc, vật liệu theo phong thủy xây cổng nhà

Khi đã chọn được hướng mở cổng, chiều cao phù hợp thì hình dáng, màu sắc và vật liệu cũng là yếu tố góp phần tạo nên cổng nhà hoàn hảo. Đối với từng mệnh khác nhau thì các yếu tố này cũng không hề giống nhau. Cụ thể:

  • Chủ nhà mệnh Thổ

Cổng nên có kiểu dáng vuông vức, kết hợp xây tường rào bằng gạch đá và sử dụng gam màu vàng hay nâu là phù hợp.

  • Chủ nhà mệnh Kim

Cổng nên có kiểu dáng cong tròn, sử dụng các vật liệu thiên về kim loại. Màu sắc phù hợp nhất là xám ghi, bạc, trắng hoặc vàng nhẹ.

  • Chủ nhà mệnh Mộc

Các loại cổng làm bằng chất liệu gỗ hay sắt có họa tiết hoa lá và sơn màu xanh lá cây, kết hợp các thanh song song rất phù hợp cho người mệnh Mộc.

  • Chủ nhà mệnh Hỏa

Cổng cần có nhiều nét nhọn hay vát chéo và sơn màu đỏ, nâu rất phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể làm cổng có mái ngói nhọn bên trên, vừa mang nét hiện đại, vừa hợp với bản mệnh.

  • Chủ nhà mệnh Thủy

Đối với người mệnh Thủy thì cổng nên dùng gam màu xanh nước biển hay màu đen và có các hoa văn uốn lượn mềm mại.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần căn cứ vào địa hình của khu đất và tình hình an ninh tại địa phương để thiết kế cổng cho phù hợp. Điều này không những mang ý nghĩa về mặt phong thủy, mà còn giúp đảm bảo an toàn, chống sự xoi mói từ bên ngoài. Đồng thời, chúng lại không khiến nhà bạn quá tách biệt so với môi trường xung quanh.

Tham khảo thêm bài viết : Mẫu đá ốp cổng đẹp sang trọng phù hợp với phong thủy

 

cach bo tri cong nha

Kiêng kỵ khi làm cổng nhà và cách khắc phục

Trong cách bố trí cổng nhà, bạn cần tránh phạm phải các điều kiêng kỵ sau.

  • Cổng nhà và cửa chính không được thẳng hàng. Đây là điều đại kỵ trong phong thủy vì nó có thể gây ra sát khí. Tốt nhất, bạn làm tâm của cổng hơi lệch so với tâm của cửa chính một chút. Điều này giúp nhà trở nên kín đáo hơn. Nếu vô tình đặt tâm cổng và cửa thẳng nhau thì nên dùng tấm bình phong ở giữa để chắn 2 loại cửa này.
  • Cổng không được đối diện với cửa của phòng ngủ chính. Bởi phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của chủ nhà nên cần có sự kín đáo, riêng tư nhất định. Trong khi đó, cổng lại là nơi có nhiều người ra vào. Do đó, nếu đặt nó đối diện cửa phòng ngủ sẽ gây bất an cho người sống trong phòng, lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cổng không được đối diện cửa nhà vệ sinh. Vì nhà vệ sinh là nơi có nhiều âm khí, khí uế. Còn cổng là nơi sinh khí, thu hút khí tốt vào nhà. Khi đặt cổng đối diện cửa nhà vệ sinh sẽ khiến khí tốt bị lấn át bởi khí xấu.
  • Điều đại kỵ trong phong thủy là làm cổng đối diện với cầu thang trong nhà. Điều này cũng giống như trường hợp cổng nhà và cửa chính không nên đặt trên cùng trục đường thẳng vì rất dễ gây ra sát khí.
  • Phong thủy nhà có hai cổng

Nhà có 2 cổng, trong đó có 1 cổng chính đi vào chính diện của ngôi nhà và 1 cổng phụ đi vào bên hông nhà. Các thiết kế này thường thấy ở các căn biệt thự, nhà vườn. Nhờ có 2 cổng nên việc sinh hoạt của gia đình cũng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên chú ý đến vấn đề an ninh. Đồng thời, tuân theo các nguyên tắc phong thủy trong thiết kế, bố trí cổng nhà.

  • Cổng nhà chữ L

Theo phong thủy, chữ L ngược được gọi là số 7, và theo Hán tự 7 là thất, mang hàm nghĩa mất mát nên đây được xem là điềm xấu. Ngoài ra, hình dáng của chữ L còn khiến người ta liên tưởng đến máy chém. Do đó, bạn không nên làm cổng chữ L. Bởi nó sẽ mang sát khí vào nhà, gây ra những điều xui xẻo cho các thành viên trong nhà. 

Khi làm cổng, ưu tiên các kiểu đơn giản, vững chắc để mang nhiều tài lộc, trường cửu đến với gia đình.

  • Tránh cổng 2 nhà đối diện nhau 

Khi làm cổng, bạn nên tránh bố trí cổng đối diện với nhà hàng xóm vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến hòa khí của 2 gia đình. Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy, cổng đối cổng sẽ tạo ra dòng khí xung đối, nó khiến cả 2 gia đình hao tài, bệnh tật. 

Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa và diện tích đất ở ngày càng eo hẹp như hiện nay thì việc cổng 2 nhà đối diện nhau là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn có thể treo trên cửa 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc”. Câu này mang ý nghĩa là ông trời sẽ ban phúc cho bốn phương. Điều này giúp làm giảm điều thị phi cũng như những sát khí gây tổn thất đến tiền tài, sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bình phong hoặc tủ kệ bằng gỗ hay chậu cây nhằm che chắn bớt việc cổng đối cổng. Hay treo quả cầu thủy tinh có vát cảnh trước nhà cũng góp phần điều hòa luồng khí và không làm ảnh hưởng đến nhà đối diện.

cach bo tri cong nha

  • Cổng phải có kích thước phù hợp, quá lớn sẽ khiến khí bị phân tán, còn quá nhỏ thì không đủ để thu khí tốt vào nhà. Kích thước nhà và cổng phải hài hòa để đảm bảo hòa hợp trong phong thủy.
  • Nếu hướng cổng không tốt theo tuổi thì bạn có thể hóa giải bằng cách làm thêm cổng nhỏ ở hướng tốt. Sau đó, sử dụng cổng này như lối ra vào chính của gia đình. 
  • Không bố trí các cổng theo cùng một hướng nhằm tránh tình trạng bị thoát khí. 
  • Nếu nhà có cổng quá lớn thì rất dễ bị người ngoài dòm ngó, soi mói và thậm chí còn có thể xảy ra tình trạng trộm cắp. Để khắc phục, bạn đặt bức bình phong nhằm mục đích che chắn bớt tầm nhìn từ phía ngoài vào nhà.
  • Không được đặt tảng đá hay làm hòn non bộ đối diện cổng. Do chúng sẽ mang lại sát khí, gây ra nhiều bất lợi cho chủ nhà.
  • Không nên làm cổng đối diện với tòa nhà lục lăng hay tháp nhọn. Nếu không thể thay đổi được hướng cổng thì bạn có thể hóa giải bằng cách dùng gương cầu lồi hoặc công cụ hóa sát treo trên vòm cổng.
  • Trong phong thủy rất kỵ có cây khô hoặc đèn đường, thang máy đối diện cổng do nó mang âm khí vào nhà. Để tránh điều này, bạn hãy chặt cây khô và làm chếch tâm của cổng sang một chút. Hoặc cũng có thể dùng gương cầu lồi treo trên cổng để hóa giải sát khí.

Có thể thấy, cách bố trí cổng nhà theo phong thủy không hề quá phức tạp như bạn nghĩ. Chỉ cần hiểu các nguyên tắc, bạn sẽ có được cổng mang tính thẩm mỹ cao và góp phần đưa nguồn khí tốt vào nhà. Trong trường hợp, bạn đang phân vân trong việc chọn kích thước cổng phù hợp với thiết kế tổng thể của căn nhà, thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các kiến trúc sư. Với kinh nghiệm xây dựng hàng trăm căn nhà, chắc chắn họ sẽ mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất.

Tin cùng chuyên mục :

Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chuẩn nhất

Kích thước cửa chính, cửa đi (2 cánh, 4 cánh) theo chuẩn phong thủy

ALIFE DESIGN - HOTLINE: 03.6461.8888

Trả lời

03.6461.8888