Giếng trời là gì? Che giếng trời như thế nào cho Đẹp và Độc Đáo

2433 lượt xem

Giếng trời thường được dùng trong hầu hết các công trình dân dụng. Nó không chỉ giúp mang đến không khí thoáng mát vào toàn bộ ngôi nhà, mà còn có tác dụng tích cực trong phong thủy. Do đó, hiểu về giếng trời là gì và thiết kế chúng phù hợp thẩm mỹ, phong thủy luôn là điều cần thiết. 

Giếng trời là gì?

Giếng trời chính là phần không gian có thiết kế theo phương thẳng đứng. Chúng thông các tầng trong nhà, từ tầng trệt đến tầng cao nhất hoặc mái nhà. Giếng trời không phải là hạng mục bắt buộc trong xây dựng nhà ở nhưng nhiều người vẫn thích làm. Bởi nó mang lại sự thoáng đãng cho không gian sống.

gieng troi la gi

Cấu tạo giếng trời 

Trong kiến trúc xây dựng, giếng trời là giải pháp không chỉ mang tính kỹ thuật mà còn đậm chất mỹ thuật cho không gian nhà hiện đại. Chúng đóng vai trò đưa ánh sáng, gió và trao đổi không khí giữa các tầng trong nhà. Đồng thời, giếng trời còn giúp tạo điểm nhấn ấn tượng cho thiết kế tổng thể của ngôi nhà.

Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần:

  • Đáy giếng: Nằm ở tầng dưới cùng của công trình hoặc ngôi nhà. Thông thường, người ta hay sử dụng phần đáy để trang trí, bố trí cây xanh, làm tiểu cảnh, hòn non bộ… nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ và mang đến không khí trong lành chung cho không gian tổng thể. 
  • Thân giếng: Đây được xem là phần lấy ánh sáng và gió tự nhiên, rồi đưa đến các tầng bên trong nhà.
  • Đỉnh giếng: Gồm mái kính và hệ khung mái. Hoặc đôi khi, chủ nhà cũng trang trí đỉnh giếng bằng hệ khung mái, hoa sắt mỹ thuật.

Với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn như nhà phố hoặc nhà được xây dựng san sát nhau thì giếng trời chính là giải pháp hữu hiệu, mang đến không gian sống thoải mái cho mọi người trong gia đình.

Kích thước phù hợp cho giếng trời 

Để không gian căn nhà hợp lý thì diện tích giếng trời không nên quá lớn. Tùy vào diện tích tổng thể của mặt bằng nhà mà bạn quyết định kích thước giếng trời phù hợp, nhằm giúp mang lại sự thông thoáng, dễ chịu. Bên cạnh đó, cần cân nhắc đến yếu tố mật độ ánh sáng và gió trong nhà, vì chúng sẽ  bị ảnh hưởng bởi kích thước giếng trời.

Theo kinh nghiệm của các kiến trúc sư, kích thước giếng trời nên nhỏ hơn 5% diện tích sàn (áp dụng cho căn nhà có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% diện tích sàn (áp dụng cho nhà có ít cửa sổ). Đối với các ngôi nhà có diện tích nhỏ thì làm giếng trời tối thiểu là 450cm x 450cm. Đây là diện tích đảm bảo để một người trưởng thành có thể di chuyển lên xuống khi có nhu cầu cần sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh…

Bên cạnh kích thước, vị trí đặt giếng trời cũng rất quan trọng. Bạn phải chú ý bố trí sao cho hợp phong thủy và thiết kế tổng thể của ngôi nhà. 

gieng troi la gi

Mục đích của giếng trời

  • Lấy ánh sáng: Đối với ngôi nhà có bề ngang nhỏ hoặc nhà trong hẻm nhỏ nhưng chiều dài không quá ngắn thì việc sử dụng giếng trời rất cần thiết. Bởi chúng sẽ đóng vai trò như “cầu nối” đưa ánh sáng tự nhiên vào bên trong ngôi nhà. Từ đó, căn nhà trở nên sáng sủa, không còn sự tối tăm, ẩm thấp. Ngoài ra, theo phong thủy, ánh sáng tự nhiên cũng chính là nguồn sinh khí duy trì sức khỏe cho những thành viên sống trong ngôi nhà.
  • Thông gió tự nhiên, điều hòa lưu thông không khí: Bên cạnh lấy ánh sáng, giếng trời còn mang đến nguồn gió tự nhiên cho ngôi nhà. Nhờ thế, nhà trở nên thông thoáng, trong lành, không khí lưu thông đều khắp các phòng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích tích cực về mặt sức khỏe và còn có giá trị phong thủy. Vì theo quan niệm phong thủy, không khí lưu thông hài hòa chính là vượng khí nên cực kỳ tốt cho gia chủ, cũng như các thành viên trong gia đình.
  • Tiết kiệm điện năng, thân thiện môi trường: Ánh sáng và gió tự nhiên rải đều khắp các phòng sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá lượng điện tiêu thụ cho hệ thống đèn chiếu sáng và làm mát. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giảm bớt tình trạng khí thải do máy điều hòa thải ra môi trường.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Giếng trời đã xuất hiện rất lâu, từ thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu. Vào thời điểm ấy, giếng trời là lối kiến trúc được sử dụng rộng rãi cho các nhà thờ lớn, viện bảo tàng. Theo thời gian, chúng được cách tân nhằm phù hợp với xu hướng thẩm mỹ, cũng như diện tích sàn thực tế của công trình và nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm của giếng trời và cách khắc phục

  • Giếng trời về cơ bản như một cái ống nên các âm thanh truyền vào đây sẽ rõ và vang. Vì thế, để khắc phục nhược điểm này, khi thi công không nên xây các mặt tường trong giếng trời phẳng và trơn. Chúng cần có độ nhám hay sần nhất định nhằm giảm âm. Cụ thể, bạn có thể ốp gạch thẻ, gạch trần hoặc đá tự nhiên. Đây chính là giải pháp trang trí khá thẩm mỹ và tiêu âm hiệu quả cho khu vực thông tầng.
  • Với những giếng trời lộ thiên, tức không có mái che thì bạn phải đảm bảo hệ thống thoát nước ở phần đáy giếng tốt. Đồng thời, có thêm hệ thống che chắn nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nước mưa đối với các khu vực lân cận. 
  • Với giếng trời có mái thì hệ thống lam quá rộng sẽ khiến nhà bị nước mưa rơi vào. Do đó, bạn cần phải bố trí hệ thống khe lam có độ đốc phù hợp, nhằm tránh tình trạng mưa và gió làm nước mưa tạt vào nhà.
  • Một số vùng có nắng gay gắt vào mùa hè, đặc biệt thời điểm giữa trưa, ánh nắng sẽ chiếu thẳng trực tiếp xuống giếng trời gây thừa sáng, làm chói mắt. Vì thế, ở những khu vực sàn nhà, cầu thang gỗ hoặc các vị trí lân cận giếng trời rất nhanh hỏng hay phai màu sơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lắp thêm hệ thống rèm che dưới mái giếng trời để điều tiết ánh sáng hài hòa trong không gian nhà.
  • Một số gia đình dùng cây cảnh treo, đèn chiếu sáng để trang trí bức tường của giếng trời. Điều này mang đến không gian thẩm mỹ tốt cho nơi sống. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý các vật trang trí phải được sắp xếp ở vị trí an toàn và thuận lợi cho công tác chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh khi cần thiết.
  • Nếu dưới đấy giếng là không gian sinh hoạt hoặc nơi qua lại thì bạn không nên treo chậu cây hay đèn trang trí, tranh ảnh hoặc bất kỳ vật nặng ở phía trên. Bởi chúng có thể rơi vỡ và gây nguy hiểm cho người qua lại.
  • Đối với hàng lang, cửa sổ hay cầu thang nằm ở vị trí tiếp giáp với giếng trời thì nên bố trí thêm lan can để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, chiều cao và khoảng cách giữa các khe hở của lan cam cũng phải tuân theo quy định trong kỹ thuật xây dựng.

gieng troi la gi

Cách làm giếng trời trong nhà

  • Thiết kế giếng trời hợp lý 

Nhằm giúp giếng trời thực hiện tốt chức năng hứng ánh sáng và gió, lưu thông không khí giữa các phòng chức năng, việc thiết kế giếng trời cần phải được chú trọng. Nếu bạn chưa biết nên thiết kế chúng thế nào thì hãy nhờ sự trợ giúp của các kiến trúc sư có kinh nghiệm. Họ sẽ giúp bạn tạo được điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà của mình.

  • Vị trí đặt giếng trời

Theo nguyên tắc phong thủy, giếng trời phải đặt ở cung Tài lộc, Thiên mạng. Ngoài ra, cần tránh bố trí giếng trời ở hướng Bắc của ngôi nhà. Đây là hướng kiêng kị và cực xấu.

Thông thường, hầu hết mọi người đều đặt giếng trời giữa nhà để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của ánh sáng và gió. Bên cạnh đó, vị trí trung tâm cũng là điểm gây ấn tượng, thu hút người khác nên thường được chăm chút tỉ mỉ, nhằm bảm bảo không gian nhà trở nên đẹp, trang trọng hơn. Đồng thời, theo phong thủy, vị trí giữa nhà còn tượng trưng cho hành Thổ. Nó có tác dụng cân bằng các hành khác theo quy tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hay Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

  • Trang trí giếng trời

Đỉnh giếng: Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn có thể làm mái che hoặc không làm. Nếu làm mái che thì nó có khá nhiều ưu điểm. Cụ thể là tránh được tình trạng nước mưa, nắng chiếu gay gắt vào nhà. Bên cạnh đó, hiện nay có khá nhiều khung mái tinh tế, đẹp mắt giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho giếng trời. Trong trường hợp, bạn chưa biết nên che giếng trời như thế nào thì hãy nhờ sự tư vấn của kiến trúc sư hay người am hiểu về kỹ thuật xây dựng.

Thân giếng: Bạn ốp đá hoặc gạch trang trí, kết hợp với treo cây xanh và hệ thống đèn chiếu sáng tùy ý.

Đáy giếng: Bạn có thể sử dụng đáy giếng làm khu vực sinh hoạt, đi lại hoặc trang trí bằng tiểu cảnh, bể cá hay vườn cây nhỏ xinh.

gieng troi la gi

Các lưu ý cần biết khi xây giếng trời là gì?

Để thiết kế và thi công giếng trời hợp phong thủy, mang tính thẩm mỹ cao, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Mái che của giếng trời phải bố trí các khe hở, ô thoáng phù hợp để nước mưa không rơi xuống nhà.
  • Đảm bảo xây giếng trời sao cho chúng thực hiện đúng các chức năng trước rồi mới xem xét đến công tác trang trí. Điều này giúp tránh rơi vào tình huống làm ảnh hưởng đến các không gian sinh hoạt.
  • Nếu nhà đã đủ ánh sáng tự nhiên và diện tích nhà không quá dư dả thì giếng trời có vẻ không cần thiết trong trường hợp này. Vì thế, bạn nên cân nhắc về việc xây giếng trời hay không.
  • Tuy là nơi có nhiệm vụ lấy ánh sáng và gió tự nhiên nhưng giếng trời cũng là không gian thu hút sự chú ý của người khác. Vì thế, bạn phải thiết kế khu vực này có điểm nhấn, nhằm tạo sự hài hòa và mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể ngôi nhà. Hạn chế tối đa tình trạng trang trí rườm rà, không theo một phong cách nhất định sẽ gây rối mắt người xem. Do đó, tốt nhất, bạn hãy trang trí nhẹ nhàng, thông thoáng như chính bản chất của giếng trời.
  • Tránh đặt đồ vật lung tung, lộn xộn làm gây ảnh hưởng đến vai trò chiếu sáng, điều hòa không khí tự nhiên của giếng trời.
  • Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn tại các tầng có chiều dài của giếng trời đi qua để hạn chế tối đa nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

gieng troi la gi

Có thể thấy, chẳng cần có diện tích đất quá rộng tại thành phố đông đúc, náo nhiệt nhưng bạn vẫn được sống trong không gian trong lành, mát mẻ nếu biết tận dụng đúng chức năng của giếng trời. Chắc chắn thông qua chia sẻ của bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về các vấn đề xoay quanh giếng trời là gì, cũng như áp dụng trong cách làm giếng trời trong nhà. Từ đó, tạo ra được căn nhà mang tính thẩm mỹ cao và đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tài lộc.

ALIFE DESIGN - HOTLINE: 03.6461.8888

Trả lời

03.6461.8888