Tường nhà bị nứt hay có vết chân chim là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các căn nhà, dù nhà phố, biệt thự mới xây hay sử dụng lâu năm. Điều này luôn khiến gia chủ cảm thấy bất an. Vậy nứt tường nhà có nguy hiểm không và nguyên nhân, cách khắc phục như thế nào? Chia sẻ sau sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho vấn đề này.
Mục lục
Nguyên nhân khiến nhà mới xây bị nứt tường
Khi tường bị nứt thì bạn cần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng để tiến hành khắc phục. Nếu không, có thể nó sẽ gây ra nhiều bất cập trong cuộc sống hàng ngày của mọi người trong gia đình. Tuy nhiên, để có thể xử lý vết nứt “tận gốc rễ”, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân khiến chúng xuất hiện. Bởi với mỗi loại vết nứt sẽ có cách giải quyết riêng biệt. Bạn phải dùng đúng biện pháp thì mới mang lại hiệu quả, nếu không, tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
- Do thời tiết làm tường nhà bị nứt
Thời tiết mưa nhiều hoặc khí hậu nóng quanh năm khiến tường bị rạn nứt, mới đầu có thể chỉ xuất hiện vết chân chim nhưng lâu ngày vết nứt sẽ ngày càng lớn hơn.
- Do tiết kiệm chi phí thi công hoặc chuyển mục đích sử dụng và làm sai lệch so với thiết kế ban đầu
Có không ít chủ đầu tư tự ý yêu cầu đơn vị thi công thay đổi thiết kế như sử dụng móng băng thay cho ép cọc. Hoặc đổi công năng sử dụng từ nhà ở thành kho hàng, quán bar… Chính vì các thay đổi này mà tải trọng kết cấu bị ảnh hưởng, khiến chúng chứa nặng hơn, dẫn đến tình trạng nứt tường.
- Do kỹ thuật thi công trát không đảm bảo chất lượng
Kỹ thuật sơn trát cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tường nhà. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nứt tường. Có thể trong quá trình sơn, thợ trộn bột trát không đều tay hoặc cho bột quá nhiều. Điều này làm cho tường nhà xuất hiện vết chân chim, thường nằm ở lớp vữa và không ăn sâu vào gạch.
Hoặc kỹ thuật tô tường không đúng như trộn hồ không đều, tường khô vẫn tô, tô hồ quá mỏng (dưới 1cm), không dưỡng hồ đúng… cũng làm cho tường nhà bị nứt. Cách khắc phục tường nhà bị nứt bê tông này phức tạp hơn nhiều so với vết chân chim hay vết nứt nhỏ. Theo thời gian, những vết nứt sẽ phát triển theo chiều dài và rộng. Đặc biệt, trong tuần đầu tiên, chúng sẽ trải dài với tốc độ nhanh, sau đó tiếp tục lan rộng với tốc độ châm hơn trong 6 tháng kế tiếp.
- Do vữa tô tường
Nhà mới xây bị nứt tường do vữa tô thường gặp do một trong các nguyên nhân sau:
– Tô tường sau một thời ngắn sau khi xây sẽ dẫn đến độ ẩm của mạch, vữa khác nhau. Từ đó, làm cho tường không phẳng, mạch vữa không miết gọn gàng khiến cho lớp vữa tô không đều. Điều này gây nứt vữa và nước mưa dễ dàng thấm vào.
– Thợ xây tường chưa chuẩn, còn mạch vữa không “no” gây ra hiện tượng thẩm thấu qua mạch vữa. Hoặc tô tường vào lúc trời nắng, thợ chà mặt quá láng mà không trát hồ dầu, hay tô ngay mà không tưới nước hoặc có tưới nhưng tô liền sau đó.
– Cát mịn, có hàm lượng đất sét cao cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của vữa tô.
– Tô vữa quá dày (trên 1.5cm) hoặc bề mặt tô quá láng gây ra tình trạng nứt ở cột nhà.
– Chất lượng gạch không tốt. Thông thường, các loại gạch ép ướt và nung theo phương pháp truyền thống dễ nứt hơn so với loại ép khô và nung bằng lò tuy-nen.
- Do nền móng bị lún
Nền móng yếu và bị lún là nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị nứt. Dấu hiệu để phân biệt tường bị nứt do nền móng lún là vết nứt thường xuất hiện ở vị trí giữa tường hoặc mép cửa sổ.
Do đó, khi mua đất để xây nhà, bạn cần chú ý đến kết cấu khu đất. Ưu tiên chọn mảnh đất có nền cứng, hạn chế đất ao, ruộng hoặc vùng có địa chất mềm. Do chúng dễ xốp, nhanh lún. Ngoài ra, khi xây nhà nên ép cọc để móng vững chắc hơn. Còn đối với đất có kết cấu địa chất cứng thì có thể không cần ép cọc, mà chỉ sử dụng móng băng là đủ đảm bảo an toàn.
- Do tác động vật lý vào tường
Nếu có một lực tác động mạnh vào tường như dùng búa hay đóng đinh thì rất dễ gây ra tình trạng nứt tường. Do đó, bạn cần kiểm tra các khu vực quanh vị trí đóng kệ bếp, kệ tủ, giá sách… xem tường có bị vết rạn nứt hay không.
Trong trường hợp, dù xuất hiện vết chân chim, bạn cũng cần sửa chữa kịp thời để ngăn ngừa tình trạng lan rộng. Do chúng có khả năng lan ra rất nhanh.
Nứt tường nhà có nguy hiểm không?
Thông thường, các vết nứt đều xảy ra ở mọi ngôi nhà, kể cả nhà mới xây. Điều này đã được lý giải bởi do nhiều yếu tố tác động, từ khách quan đến chủ quan. Tương ứng với mức độ của vết nứt mà khả năng gây nguy hiểm cũng khác nhau.
- Nhà có vết chân chim, tường bị nứt nhẹ thì chưa đến mức nguy hiểm nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Thực tế, các vết nứt nông, vết rạn chân chim hay vết nứt lớp sơn trên bề mặt chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ. Chúng không hề gây ra bất kỳ nguy hiểm nào nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sống trong nhà.
- Khi tường nhà bị nứt sâu hay vết nứt rộng và lớn thì đó chính là vấn đề đáng lo ngại. Bởi nó có thể gây ra hậu quả khó lường, đôi khi ảnh hưởng đến sự an toàn của các thành viên trong nhà. Có không ít trường hợp, tường bị nứt lớn, làm thiệt hại về tài sản như nước mưa ngấm qua khe nứt và gây dột, gạch vữa rơi xuống gây ra tai nạn. Nếu để tình trạng này trong thời gian dài sẽ có thể làm nhà bị đứt gãy, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng sập nhà.
Cách khắc phục tường nhà bị nứt
Khi đã biết được nguyên nhân nhà biệt thự, nhà phố hay nhà cấp 4 bị nứt tường thì bạn sẽ có hướng giải quyết nhanh chóng, nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
- Xử lý vết nứt tường gạch
Bạn hãy chủ động phòng tránh tình trạng nứt bằng cách làm đúng ngay từ đầu. Tức là, trong giai đoạn thiết kế, hãy nhờ người có chuyên môn để vẽ kết cấu, kiến trúc, điện nước. Đồng thời, thi công đúng theo thiết kế. Bởi trong quá trình lập bản vẽ, kiến trúc sư đã tính toán khả năng chịu lực, tải trọng của toàn bộ nhà. Chỉ cần bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào cũng làm ảnh hưởng đến tổng thể của kiến trúc.
Bên cạnh đó, trong quá trình thi công phải yêu cầu đơn vị phụ trách có bản nhật ký công trình nhằm ghi lại toàn bộ tiến trình xây dựng. Điều này giúp bạn kiểm soát chặt chẽ và quản lý được các hoạt động xây dựng.
Lưu ý, nên thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp, bạn sẽ được đảm bảo về vấn đề chất lượng kỹ thuật. Thêm vào đó, nếu xảy ra sự cố nứt xẻ thì họ sẽ chịu trách nhiệm khắc phục, xử lý vết nứt tường gạch.
Tiếp đến, để phòng ngừa nứt tường do thời tiết, bạn cần chú trọng đến công tác chống thấm. Biện pháp này cực kỳ hữu hiệu để ngăn chặn sự bong tróc, nứt nẻ trong quá trình sinh sống tại ngôi nhà.
- Xử lý các vết nứt ở vị trí tiếp giáp tường – cột, tường – đà và nứt ở mép cửa, cửa sổ
Xử lý bằng cách đặt tấm lưới thép để chống lại tình trạng biến dạng, co ngót. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tô lớp hồ dầu mỏng lên khu vực đặt lưới thép.
Bước 2: Đặt lưới thép vào vị trí vừa tô.
Bước 3: Tô tiếp một lớp hồ dầu mỏng thứ 2.
Bước 4: Thực hiện tô tường như bình thường.
- Xử lý vết nứt tường do kỹ thuật sơn kém chất lượng
Với các vết nứt tường do sơn thì thường có kích thước nhỏ. Chúng xuất hiện là do lớp sơn quá mỏng, hay trộn hồ không đều hoặc tô tường trong lúc tường đang khô. Để khắc phục, bạn đục và bỏ lớp xi măng cũ theo đường nứt. Sau đó, làm ấm tường rồi tô lại lớp xi măng mới. Kế đến, thực hiện việc sơn chống thấm.
- Xử lý vết nứt tường lớn
Vết nứt rất nguy hiểm nên cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh chúng lan rộng và gây nứt cho các mảng tường lân cận. Cách khắc phục tường nhà bị nứt trong trường hợp này là bạn nên trám vữa vào vết nứt, nhằm tạo độ bằng phẳng cho tường. Sau đó, tô thêm lớp bột bên trên rồi sơn lớp chống kiềm.
- Xử lý vết nứt tường sâu
Chắc hẳn không ít người thắc mắc nứt tường nhà có nguy hiểm không khi xuất hiện các vết sâu. Thực tế, vết nứt có thể gây ảnh hưởng sâu bên trong, làm cho gạch cũng bị nứt. Về lâu về dài chắc hẳn bạn cũng phần nào mường tượng về hậu quả mà nó đem lại.
Trường hợp này xảy ra do kỹ thuật thi công chưa đúng hoặc làm sai quy trình. Các vết nứt sâu rất khó xử lý, cần có người am hiểu về kỹ thuật thi công thì mới có thể khắc phục triệt để được.
Do đó, nếu gặp tình trạng trên, bạn nên thuê một đội chuyên sữa chửa nhà uy tín hoặc công ty xây dựng chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả trong xử lý vết nứt.
- Xử lý vết nứt ở mép sàn nhà hoặc mép cửa sổ
Với các vết nứt ở mép tường nhà, bạn nên thuê người đục lấy đà lanh tô và thay vào là cây đà dài hơn. Cách này sẽ giúp đảm bảo vết nứt sẽ không xuất hiện nữa.
Nếu không xử lý bằng cách trên mà chỉ dùng vữa trám vào vết nứt thì đây chỉ là phương án tạm thời. Bởi sau một thời gian, các vết nứt này sẽ xuất hiện lại.
Còn nền nhà quá yếu sẽ xuất hiện các vết nứt ở giữa tường và nền nhà có dấu hiệu hơi nghiêng. Đối với trường hợp này thì chi phí sửa chữa khá tốn kém, lại mất nhiều thời gian. Thậm chí, nếu tình trạng nặng thì bạn có thể phải phá dỡ để xây lại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt tường nhà và theo đó, ứng với từng tình trạng nứt sẽ có giải pháp khắc phục phù hợp, nhằm trả lại bức tường vừa an toàn, vừa có tính thẩm mỹ. Hi vọng, thông qua bài viết, bạn sẽ có được những nhận định riêng về nứt tường nhà có nguy hiểm không, cũng như các biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời khi rơi vào tình huống tương tự.